Đá phạt góc là gì? Khi nào được đá và cách thực hiện
Tin bóng đá | by
Đá phạt góc là một tình huống quen thuộc trong môn thể thao vua vậy chính xác đá phạt góc là gì? Có những cách thực hiện nào phổ biến? Liệu pha đá phạt này có được xem là một hình thức dùng để bắt đầu lại trận đấu không?
Đá phạt góc là một phần không thể thiếu trong quy trình thi đấu, ước tính một trận đấu có từ 1- 5 tình huống kiểu như vậy. Đá phạt góc mang lại nhiều cơ hội ghi bàn cho đội thực hiện song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu dàn xếp không tốt. Cùng CakhiaTV tìm hiểu tất cả về chủ đề này qua bài viết bên dưới nhé.
1. Đá phạt góc là gì? Sự ra đời của đá phạt góc
Đá phạt góc là một tình huống dạng cố định xảy ra tại cột cờ góc
Đá phạt góc là gì? Đá phạt góc - tiếng Anh Corner kick là phương pháp bắt đầu lại một trận đấu bóng đá. Nó xảy ra khi bóng đi hết đường biên ngang mà không có bàn thắng được ghi và bóng phải được chạm lần cuối bởi một thành viên của đội phòng ngự đối phương, kể cả thủ môn. Quả đá phạt dạng này được thực hiện từ 1 trong 4 góc sân gần nơi bóng vượt qua đường biên ngang gần nhất.
Phạt góc được coi là một tình huống đá phạt dạng trực tiếp, điều này đồng nghĩa là cầu thủ thực hiện nó có thể đưa bóng thẳng vào lưới mà không cần chuyền qua ai khác. Ở Châu Âu, một quả phạt góc có thể thành bàn mà không bị cầu thủ khác chạm vào được gọi là bàn thắng Olympico , hoặc ít phổ biến hơn là bàn thắng Olympic.
Đá phạt góc có lịch sử rất lâu đời và phát triển từ những ngày đầu của môn thể thao vua. Khi xưa, thường thì sẽ không có quy tắc cụ thể về việc đá phạt góc. Tuy nhiên, các bức thành được sử dụng như một hình thức "góc phạt" khi bóng chạm vào đó sẽ bật trở lại, tạo cơ hội tấn công cho đội được đá phạt.
Khoảng đầu thế kỷ 19, khi các quy tắc chính thức của bóng đá bắt đầu hình thành, đá phạt góc được đưa vào luật chơi chung. Quy tắc này đã cho phép đội tấn công được đá một quả bóng từ một góc nhất định gần vùng cấm địa của đối phương.
Thực ra, phạt góc dạng sơ khai được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1867 tại vùng đất Sheffield thuộc nước Anh và còn được chính thức được thông qua bởi Liên đoàn bóng đá nước này vào năm 1872. Sau này FIFA đã thay đổi rất nhiều điều luật khác nhau và ngày nay đá phạt góc đã là một phân tử chung trong luật chơi bóng đá.
2. Khi nào thì mới được đá phạt góc? Luật lệ chung
Đá phạt góc sẽ được thực hiện khi bóng bị phá hết đường biên ngang
Sau khi đã nắm sơ lược đá phạt góc là gì? thì kế tiếp cùng theo dõi xem khi nào thì cầu thủ được thực hiện nó. Hiện nay, đội bóng được hưởng quả phạt góc khi một người đối phương kể cả thủ môn phá bóng ra ngoài đường biên ngang. Bao gồm ở dưới đất hoặc trên không và ngoại trừ khu vực khung thành.
Trợ lý trọng tài sẽ ra hiệu rằng một quả phạt góc sẽ được diễn ra bằng cách giơ cờ của mình lên trước, sau đó dùng nó để chỉ vào khu vực phạt góc. Dù vậy đây không phải là dấu hiệu cho thấy nên thực hiện quả đá từ bên phía nào. Sau đó, trọng tài sẽ báo hiệu quả phạt góc bằng cách chỉ, với cánh tay duỗi thẳng lên trên vào khu vực quả mà phạt góc sẽ được thực hiện.
Bóng để đá phạt phải đứng yên và nằm trên mặt đất trong khu vực góc được tạo bởi một phần tư vòng tròn có bán kính một thước Anh (1 mét) tính từ cột cờ góc bên trong sân thi đấu.
Tất cả các cầu thủ đối phương phải ở cách khu vực phạt góc ít nhất 10 yard (9,15 mét) cho đến khi bóng được đưa vào cuộc. Có thể tùy ý đánh dấu trên đường cầu môn và đường biên ở khoảng cách 10 yard tính từ khu vực phạt góc để hỗ trợ trọng tài thực thi quy định này.
Sau khi trọng tài thổi còi, cầu thủ sẽ thực hiện quả đá phạt góc, có thể chuyền cho đồng đội hoặc sút thẳng. Lưu ý, cầu thủ đá phạt góc không được chạm bóng lần hai nếu bóng chưa chạm cầu thủ khác.
3. Cách thực hiện đá phạt góc
Đá phạt góc có thể được thực hiện theo nhiều thủ thuật khác nhau
Cách thực hiện đá phạt góc có vô cùng nhiều, phổ biến nhất đó chính là chuyền ngắn, cách đá này được áp dụng khi các cầu thủ trong đội không có khả năng không chiến quá tốt, không chuyền dài chuẩn hay bị ngược gió. Ngoài ra có thể thực hiện khi thấy tất cả cầu thủ phòng ngự đều đối thủ tập trung trước khung thành….
Kỹ thuật đá này được thực hiện bằng cách phối hợp nhỏ, chuyền ngắn giữa 2, 3 thành viên trong đội tấn công để dẫn bóng từ biên vào trung lộ. Trong một số trường hợp có thể dẫn bóng vào sát biên ngang rồi ngoặt lại vào trung lộ. Cách đá này gây bất ngờ không nhỏ cho đối phương.
Cách thứ 2 là chuyền dài, để thực hiện quả nó thành công thì đòi hỏi cầu thủ phải có kỹ thuật sút xa tốt, đồng đội theo đó sẽ phải có khả năng tranh cướp bóng trên không và biết cách lựa chọn thời cơ để thực hiện các pha dứt dideeerm phù hợp.
Trong cách đá phạt góc chuyền dài, điểm rơi của bóng thường là gần hai cột dọc hoặc ở giữa chấm phạt đền và đường cầu môn, nói chung là tạo ra nguy hiểm cao nhất trong vòng cấm. Đây cũng là cách phạt góc thông dụng nhất và thường xuyên được nhiều đội bóng áp dụng.
Cuối cùng là cách đá trực tiếp vào khung thành: Để áp dụng phương pháp này cầu thủ sút phạt phải là người có kỹ thuật vô cùng tốt. Đồng thời, đồng đội phải triển khai đội hình tiếp, linh hoạt ứng đánh thọc sườn để kịp phối hợp nếu bóng chẳng may không bay vào lưới và còn làm phân tán sự chú ý của đối phương.
Ít người còn nhớ, Trong chiến thắng 7–0 của Việt Nam trước Malaysia tại Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2015 trên sân nhà. Nguyễn Thị Tuyết Dung đã ghi hai bàn thắng từ các quả phạt góc trực tiếp. Đáng chú ý ô nàng này lập công ở cả hai bên góc, bằng cả hai chân. Tuyết Dung cũng ghi một bàn thắng từ phạt góc trực tiếp khác vào lưới đối thủ khu vực Myanmar tại Cúp bóng đá nữ châu Á 2022
4. Những cầu thủ đá phạt góc tốt nhất lịch sử
David Beckham là một trong những cầu thủ đá phạt góc số 1 thế giới
Cái tên đầu tiên chắc chắn phải nhắc tới David Beckham. Huyền thoại tuyển Anh đã xây dựng tên tuổi của mình với khả năng thực hiện các quả phạt vô cùng chính xác và mạnh mẽ. Đã có thời điểm mỗi lần Beckham đá phạt góc ai cũng nghĩ đó sẽ là một bàn thắng. Anh cũng đã nhiều lần lập công từ các tình huống kiểu như vậy và có không ít kiến tạo thành bàn cho đồng đội
Tiếp theo là Andrea Pirlo - Cựu tiền vệ của đội tuyển Italia là một trong những chuyên gia thực hiện đá phạt góc khi còn thi đấu. Khả năng điều chỉnh quả bóng và đưa nó vào vị trí chính xác đã giúp anh tạo ra nhiều bàn thắng đáng kinh ngạc mà cho tới ngày nay vẫn chưa có tiền vệ nào làm được.
Ngoài ra, cũng phải nói tới Ronaldinho - một cầu thủ đa tài của Brazil, anh có khả năng thực hiện quả đá phạt góc với đội khó chịu rất cao và gây ám ảnh lớn cho hàng thủ đối phương. Cũng là người Brazil còn có Juninho Pernambucano - người nổi tiếng với các tình huống đá phạt góc độc lạ chả giống một ai.
Ở Việt Nam, nếu được hỏi cầu thủ đá phạt góc tốt nhất chắc nhiều người sẽ đề cập tới danh thủ một thời Nguyễn Minh Phương hoặc Phan Văn Tài Em. Còn trong thời đại hiện nay có Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Công Phượng, Đỗ Hùng Dũng, Phạm Tuấn Hải hay Nguyễn Văn Toàn cũng thực hiện khá tốt những tình huống cố định kiểu như này.
Hy vọng qua bài viết trên tất cả các bạn đã biết chính xác được đá phạt góc là gì? và nắm được những luật lệ cùng những cách thực hiện phổ biến. Có thể thấy, đá phạt góc là một thành phần không thể thiếu trong môn thể thao vua.